Madam Pang sẽ thưởng lớn cho đội tuyển Thái Lan nếu vô địch futsal châu Á
Theo bảng thông số kỹ thuật bị rò rỉ, iPhone 17 Air sẽ có thiết kế tương tự như iPhone 17 Pro Max, ngoại trừ độ dày. Cả hai mẫu điện thoại này đều được cho là có cùng chiều dài, chiều rộng, kích thước màn hình và độ dày viền tương tự như iPhone 16 Pro Max, vì vậy không có nhiều cải tiến về mặt này.Điểm khác biệt duy nhất giữa hai mẫu là iPhone 17 Pro Max có độ dày 8,725 mm, trong khi iPhone 17 Air chỉ dày 5,5 mm. Một hình ảnh rò rỉ gần đây cho thấy một mẫu iPhone 17 Air giả có độ dày 5,44 mm, cho thấy con số 5,5 mm là hợp lý. Đáng chú ý, iPhone 16 Pro Max có độ dày 8,25 mm, điều đó có nghĩa iPhone 17 Pro Max sẽ dày hơn một chút so với sản phẩm tiền nhiệm của nó. Điều này có thể cho thấy Apple muốn những người dùng tìm kiếm một chiếc điện thoại mỏng nhất sẽ chọn iPhone 17 Air, trong khi iPhone 17 Pro Max sẽ được trang bị phần cứng mạnh mẽ hơn mà không cần độ mỏng.Ngoài ra, có thông tin cho biết iPhone 17 Air sẽ có pin dày hơn, điều này có thể làm giảm bớt lo ngại về tính thực tế của điện thoại và biến nó thành một lựa chọn khả thi hơn. Với pin dày hơn, iPhone 17 Air có khả năng cung cấp thời gian sử dụng cả ngày trong khi vẫn giữ được thiết kế siêu mỏng, chỉ có hạn chế về thiết lập camera. Nếu iPhone 17 Pro Max cũng áp dụng công nghệ pin này, chúng ta có thể kỳ vọng vào một chiếc điện thoại cao cấp vượt qua mong đợi về thời lượng pin.Game kiếm hiệp Nhất Mộng Cửu Thiên chính thức ra mắt
Các bệnh trên xuất hiện khá phổ biến sau dịp nghỉ dài, vì trong thời gian này quý ông có thời gian để tụ tập nghỉ xả hơi và "thư giãn" với những cảm giác mới lạ và không an toàn. Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc những bệnh lý lây truyền đường tình dục khi tiếp xúc, ủ bệnh và bắt đầu có triệu chứng ngay sau tết.
'Nhà hàng buffet' to nhất tỉnh Quảng Trị không có món nào quá 30.000 đồng
Chiều 10.1, Công ty TNHH MTV Sedo Vinako đã có công văn gửi Báo Thanh Niên phản hồi về nội dung bài viết "Dân bức xúc vì doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường" đăng trên Báo Thanh Niên số ra sáng nay 10.1.Theo nội dung công văn, doanh nghiệp cho biết sau khi đọc toàn bộ nội dung bài báo đã nhận thức rõ những thiếu sót trong việc tiếp nhận thông tin và làm việc với cơ quan báo chí để kịp thời đưa ra phản hồi từ doanh nghiệp khi PV Báo Thanh Niên liên hệ làm việc.Như Thanh Niên đã thông tin, nhiều hộ dân ở thôn Đông Yên (xã Duy Trinh, H.Duy Xuyên) phản ánh xưởng số 5 của Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (đóng tại thôn Đông Yên) được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2021 với mục đích chính là sản xuất bao bì đóng gói. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, trong quá trình sản xuất, xưởng này đã sử dụng khí gas hóa lỏng để trộn chung với nguyên liệu nên thường xuyên thải ra môi trường các loại khí rất hôi thối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của hàng chục hộ dân xung quanh.Mặc dù chính quyền địa phương, đại diện công ty cùng người dân đã có một số cuộc đối thoại, nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm, hôi thối vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.Trong công văn phản hồi, đại diện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako cho biết với việc kiểm soát tại nguồn, công ty đã tìm nguồn nhiên liệu khí hóa lỏng khác để thay thế khí LPG; tuy nhiên, theo nhà cung cấp máy sản xuất tấm mút xốp thì không đổi sang công nghệ khí khác ngoài LPG.Công ty lắp đặt hệ thống xử lý khí thải bằng việc sử dụng các thiết bị lọc khí để loại bỏ mùi trước khi thải ra môi trường; lắp đặt các bộ lọc carbon hoạt tính để hấp thụ khí LPG và các chất gây mùi.Đối với việc cải thiện thông gió, sau khi sản xuất tạo ra tấm mút xốp thì cần có thời gian 3-5 ngày để khí LPG thoát ra. Quá trình khí thoát ra trong nhà xưởng sẽ được hút qua các hệ thống xử lý khí thải và một phần thoát ra qua các khe cửa, cũng như quạt hút để tản nhiệt nhà máy (nên gây mùi cho các hộ dân gần bên công ty cách đó khoảng 100 m).Công ty cũng sử dụng thiết bị đo, cảm biến LPG để theo dõi mức độ rò rỉ hoặc tích tụ khí trong không khí; thực hiện kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống ống dẫn, van, bình chứa và thiết bị liên quan để phát hiện và sửa chữa các điểm rò rỉ.Đại diện công ty cũng cho hay, thời gian qua đã luôn nỗ lực tìm giải pháp để cải thiện các vấn đề về môi trường (như người dân phản ánh).Cụ thể, giảm ½ lượng quạt hút tản nhiệt cho nhà xưởng; vận hành thêm hệ thống xử lý khí thải trước và sau thời gian sản xuất chính 2 tiếng đồng hồ nhằm xử lý mùi phát tán ra môi trường.Ngoài ra, thay nguồn nhiên liệu LPG nhập khẩu hàm lượng mùi giảm hơn 50%; tìm đơn vị tư vấn đủ chức năng lên phương án lắp đặt hệ thống thu gom xử lý mùi LPG triệt để từ quá trình sản xuất tấm mút xốp và trình cơ quan chức năng phê duyệt.Bên cạnh đó, công ty cũng đo lường mức độ ô nhiễm bằng cách sử dụng các thiết bị đo khí hoặc cảm biến mùi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi LPG đến môi trường. Đặc biệt, tiến hành khảo sát người dân xung quanh để thu thập thông tin.Đại diện công ty cũng khẳng định, tất cả các giải pháp đã thực hiện cũng như kế hoạch thực hiện khắc phục đã được báo cáo đầy đủ đến các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan; hiện đang trong quá trình cải thiện hệ thống sản xuất với mục tiêu không gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân địa phương.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều nay 10.1, một cán bộ Phòng TN-MT H.Duy Xuyên cho biết các phòng ban chuyên môn của huyện cũng kiểm tra, ghi nhận thực tế doanh nghiệp rất nỗ lực để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. "Ngoài ra, công ty cũng có lấy mẫu để phân tích, đánh giá và gửi kết quả khắc phục cho Sở TN-MT và UBND H.Duy Xuyên", vị này nói.Cũng theo vị cán bộ này, qua kiểm tra thực tế cũng ghi nhận sự tích cực của công ty trong vấn đề cải thiện môi trường xung quanh. Về các nội dung trong công văn mà Công ty TNHH MTV Sedo Vinako phản hồi cho Báo Thanh Niên, địa phương ghi nhận phần khắc phục như doanh nghiệp phản hồi là đúng. Công ty có cố gắng trong việc khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường, nhưng mùi hôi thì vẫn còn nên vẫn đang nỗ lực tìm công nghệ nhằm xử lý triệt để mùi hôi đảm bảo hơn."Sau khi nhận phản ánh của người dân, các lực lượng chức năng huyện phối hợp với Sở TN-MT có đi kiểm tra và yêu cầu công ty khắc phục vấn đề ô nhiễm như người dân phản ánh. Ngay sau đó, doanh nghiệp có văn bản gửi các ngành chức năng đề ra giải pháp, phương án khắc phục; khi thực hiện xong thì cũng có báo cáo kết quả", vị cán bộ này thông tin thêm.
Sau đó, đến cuối tháng 4 lại Nam bộ lại tiếp tục đón đợt triều cường rằm tháng 3 âm lịch, tương ứng từ ngày 22 - 28.4. Đây là đợt triều cường cao, đẩy ranh mặn 4‰ tiếp tục xâm nhập sâu vào các nhánh sông chính ở ĐBSCL thêm khoảng 5 km. Cụ thể như sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây từ 90 - 110 km, các nhánh sông Tiền - Hậu từ 50 - 60 km, sông Cái Lớn 45 - 55 km.
Chủ tịch nước chủ trì hội thảo về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.